Cám gạo được biết là một phụ phẩm của quá trình sản xuất lúa gạo. Dầu cám có trong cám gạo là nguồn cung cấp các thành phần tocopherol và γ–oryzanol, là những hợp chất có hoạt tính sinh học cao. Sáu loại dầu cám từ hạt lúa của 6 giống lúa là MTL547, MTL648, OM5451, MTL560, MTL566, MTL856 đã được trích ly. Hàm lượng các hợp chất tocopherol và γ–oryzanol được xác định bằng HPLC–UV-Vis và hoạt tính kháng oxi hóa của dầu cám cũng được khảo sát. Kết quả cho thấy rằng hàm lượng dầu cám chiếm khoảng từ 18,89-26,68%, hàm lượng của các thành phần: α–tocopherol từ 0,7-266,97µg/g, β–tocopherol từ 901,20-2136,28 µg/g, δ–tocopherol từ 42,55-121,23 µg/g và γ–oryzanol từ 2152,10-2765,94 µg/g. Ngoài ra, dầu cám chiết từ 6 mẫu nguyên liệu trên cũng thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa khá tốt với giá trị IC50 lần lượt là: 198,92, 205,76, 196,38, 205,42, 227,57 và 385,64 µg/mL.
Trích dẫn: Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Quốc Châu Thanh, Mai Văn Hiếu, Nguyễn Anh Vinh, Lê Thị Bạch, Đoàn Thị Ngọc Châu và Nguyễn Thành Lập, 2017. Thành phần hoá học và hoạt tính kháng oxy hoá của cây Bạch Đầu Ông Vernonia cinerea (L.) less, họ Cúc (Asteaceae). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49a: 104-109.
Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2007. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUS AMARUS SCHUM.ET THONN). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 163-166
Nguyễn Trọng Tuân, Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2004. CÔ LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUSNIRURII.L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02: 7-10
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên