Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
20 (2017) Trang: 99-105
Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên kết:

Tinh dầu vỏ, lá của chi Citrus gồm: cam mật (Citrus sinensis (L) Osb), cam sành (Citrus nonbillis Lour), chanh không hạt (Citrus Latifolia (Yu.Tanaka).Tanaka) và chanh giấy (Citrus aurantifolia (Christm et Panzer) Swingle) được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Hiệu suất trích ly tinh dầu lá (0,2 - 0,3%) thấp hơn hiệu suất trích ly tinh dầu vỏ (2,55 - 5,50%). Kết quả phân tích thành phần hóa học bằng phương pháp sắc kí khí ghép khối phổ (GC/MS) cho thấy tinh dầu vỏ và lá Citrus chứa các hợp chất terpenoit bao gồm monoterpen, sesquiterpen và dẫn xuất chứa oxy của chúng. Limonen chiếm hàm lượng lớn trong tinh dầu vỏ quả. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa (theo phương pháp DPPH) cho thấy tinh dầu vỏ và lá thể hiện khả năng kháng oxi hóa nhưng yếu hơn vitamin C (axit ascobic). Tinh dầu vỏ và lá thể hiện hoạt tính kháng 3 chủng nấm bệnh Fusarium oxyporum, Colletotrichum sp., Achlya sp. Tuy nhiên, tinh dầu lá ức chế nấm tốt hơn. Ngoài ra, các loại tinh dầu đều có khả năng ức chế nấm Achlya sp. tốt hơn nấm Fusarium oxypotum, Colletotrichum sp.

Các bài báo khác
Số 49 (2017) Trang: 104-109
Tải về
Số 07 (2007) Trang: 163-166
Tải về
Số 02 (2004) Trang: 7-10
Tải về
4 (2017) Trang: 89-97
Tạp chí: Phân tích Hóa, Lý và Sinh học
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...