Lá cây sa kê theo kinh nghiệm dân gian được xem như một dược liệu quý trong điều trị bệnh gout. Từ các cao chiết của lá sa kê bao gồm: cao methanol tổng, cao chloroform, cao ethyl acetate, cao methanol, chúng tôi đã khảo sát khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase (XO), enzyme này là xúc tác phản ứng chuyển hóa xanthine thành acid uric, nguyên nhân gây nên bệnh gout, của các cao chiết này. Kết quả cho thấy các cao chiết này điều có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase với khoảng nồng độ ức chế lần lượt là: 0,2 đến 0,5mg/mL, 0,3 đến 0,5mg/mL cho cao methanol tổng và chloroform, cao methanol. Cao ethyl acetat có hoạt tính thấp ở các nồng độ này. Kết quả này mở ra một hướng mới trong việc điều trị bệnh gout từ các thảo dược thiên nhiên.
Trích dẫn: Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Quốc Châu Thanh, Mai Văn Hiếu, Nguyễn Anh Vinh, Lê Thị Bạch, Đoàn Thị Ngọc Châu và Nguyễn Thành Lập, 2017. Thành phần hoá học và hoạt tính kháng oxy hoá của cây Bạch Đầu Ông Vernonia cinerea (L.) less, họ Cúc (Asteaceae). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49a: 104-109.
Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2007. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUS AMARUS SCHUM.ET THONN). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 163-166
Nguyễn Trọng Tuân, Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2004. CÔ LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUSNIRURII.L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02: 7-10
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên