Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong chuỗi sản xuất chăn nuôi ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, cũng như giảm thiểu công lao động, rủi ro, đồng thời tăng tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm,… Tuy vậy, đối với Việt Nam, chúng ta dường như chưa làm chủ được nhiều công nghệ chăn nuôi tiên tiến, trong đó có công nghệ giống nên năng suất chăn nuôi chưa cao, chất lượng sản phẩm vật nuôi vẫn còn nhiều điểm chưa đạt yêu cầu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được bảo đảm, hiệu quả chăn nuôi vẫn còn rất khiêm tốn và tính bền vững chưa cao.
Thực tế, trong nhiều năm qua, việc bảo tồn nguồn gen các giống vật nuôi bản địa đã được chú trọng, việc nhập nội các giống/dòng vật nuôi có những tính năng mới, vượt trội (năng suất cao, chất lượng tốt, mới lạ,…) cũng được triển khai khá mạnh. Tuy vậy, công tác giống và quản lý giống nói riêng, cũng như công tác quản lý sản xuất chăn nuôi nói chung ở nước ta vẫn còn lỏng lẻo, khá nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa có chiều sâu, chưa có hiệu quả,… mà nổi cộm nhất là công tác dự đoán, dự báo phục vụ cho hệ thống quản lý chăn nuôi ở tầm vĩ mô chưa đạt kết quả như mong đợi. Việc lưu giữ, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi bản địa và ngoại nhập có lúc dường như vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý, bởi việc lai tạo, thương mại hóa các dòng/giống vật nuôi và các sản các sản phẩm chăn nuôi diễn ra khá nhanh, ở đó người chăn nuôi (công ty, cơ sở chăn nuôi, nông hộ,…) tự làm công tác giống để tự cung và để đáp ứng nhu cầu của thị trường sản xuất. Một số quần thể vật nuôi bản địa có khuynh hướng mất gốc và mất hẳn trong hệ thống ngành hàng, trong khi các nguồn gen ngoại cũng chưa được đánh giá nghiêm túc và kiểm soát chặt chẽ.
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Bùi Xuân Mến, 2013. GEN MÃ HÓA LEUKEMIA INHIBITORY FACTOR LIÊN KẾT VỚI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH LÝ - HÓA MÁU Ở LỢN ĐỰC THIẾN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 1-5
Đỗ Võ Anh Khoa, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN ĐIỂM C1032T TRÊN GEN IGFBP2 TRÊN CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT THỊT Ở GÀ TÀU VÀNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 1-7
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Minh Thông, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ FCR Ở GÀ TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 1 - 4 TUẦN TUỔI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 114-118
Đỗ Võ Anh Khoa, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG TRỨNG VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ VÀ THÔNG SỐ TRỨNG GÀ TÀU VÀNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 12-18
Đỗ Võ Anh Khoa, Lưu Hữu Mãnh, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI LÊN SỨC KHỎE GÀ ROSS 308. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 83-95
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Minh Thông, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ NHÓM DÒNG LÊN TỶ LỆ CÓ PHÔI, TỶ LỆ ĐẺ VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG TRỨNG GÀ TÀU VÀNG NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 92-97
Tạp chí: Hội thảo giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới khu vực phía Nam
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên