Tôm sú (Penaeus monodon) là loài có giá trị kinh tế và được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ và CO2 tăng cao hơn mức bình thường có ảnh hưởng đến phát triển phôi, tỉ lệ sống và tăng trưởng, hoạt tính của men tiêu hoá và hàm lượng glucose trong máu của tôm. Ở nhiệt độ 34oC thì trứng không nở nhưng ở nhiệt độ 32oC thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài hậu ấu trùng (PL15) lớn hơn so điều kiện bình thường (28oC). Ở giai đoạn tôm lớn hơn, giai đoạn tôm bột (PL15) đến tôm giống lớn (PL60) thì tăng trưởng khối lượng và chiều dài tôm cao nhất ở nghiệm thức 30-31oC và thấp nhất ở 27-28oC; tôm chết hoàn toàn ở nhiệt độ 36-37oC sau 15 ngày. Ở nồng độ 44-45 mgCO2/L (tương đương pH 6,8) thì trứng không nở và ở CO2 cao phôi chậm phát triển và chiều dài ấu trùng nhỏ hơn so với mức bình thường. Tăng trưởng, tỉ lệ sống, enzyme tiêu hóa giảm khi hàm lượng CO2 tăng cao và hàm lượng glucose cao nhất ở 43,9 mgCO2/L. Đặc biệt, lớp biểu bì mang tôm ở hàm lượng CO2 cao (44,7 mg/L) trở nên mỏng hoặc biến mất. Trong điều kiện có tương tác giữa nhiệt độ và CO2 thì tỉ lệ nở và tỉ lệ sống bị ảnh hưởng, nhiệt độ cao và CO2 cao làm giảm đáng kể tỉ lệ nở và tỉ lệ sống tôm bột (PL15) nhưng tăng trưởng, hoạt tính men tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống của tôm giai đoạn lớn hơn không bị ảnh hưởng
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên