Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học là một trong những định hướng phát triển quan trọng của nền nông nghiệp hiện đại, góp phần giảm thiểu sự mất kiểm soát của các loại sâu hại kháng thuốc, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát quy trình chiết tách cao chiết từ lá Ngũ sắc (Lantana camara L.) và đánh giá hiệu lực tiêu diệt sâu cuốn lá lúa (Cnaphalocrosis medinalis) trên đồng ruộng của chế phẩm sinh học dạng nhũ tương đậm đặc (EC) được phối chế. Kết quả cho thấy, quy trình chiết tách cao chiết lá Ngũ sắc bằng phương pháp ngâm trích được tối ưu với methanol sau 2 lần chiết, tỷ lệ bột nguyên liệu/thể tích dung môi ở mức 1: 5 (g/mL) trong 24 giờ. Sự hiện diện của các nhóm hợp chất flavonoid, alkaloid, saponin triterpene và coumarin trong cao chiết được xác định bằng phương pháp định tính. Đáng chú ý, hiệu lực tiêu diệt sâu cuốn lá lúa tốt nhất được ghi nhận ở chế phẩm EC từ cao chiết methanol so với các chế phẩm khác với hiệu quả kéo dài hơn 75 sau 7 ngày phun ở cả hai địa điểm khảo sát.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên