Các đối tượng thủy sản nước ngọt đang được phát triển nuôi trong thời gian qua như: cá điêu hồng, cá rô đồng, cá lóc, cá thát lát, cá trê,... Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao bởi thịt thơm ngon, thịt cá có màu vàng nghệ. Cá trê phân bố chủ yếu ở ĐBSCL (Khoa & Hương, 1993). Nguồn cá trê vàng tự nhiên ngày càng giảm mạnh do khai thác quá mức và nơi sinh sống bị thu hẹp (Thảo và ctv., 2017). Tuy nhiên, sản xuất giống cá trê vàng thành công đã mở đường cho nghề nuôi thâm canh trong ao đất, bể lót bạt trong hệ thống tuần hoàn (Thành & Kiểm, 2009; Liêm và ctv., 2021). Nhóm cá trê ăn ở tầng đáy và ăn tạp, có đặc điểm dễ nuôi, mau lớn, sống được trong môi trường nước tù, có thể nuôi ở mật độ cao, năng suất cao. Việt Nam hiện đang khai thác và nuôi nhiều loài cá trê khác nhau như: cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê phi (Clarias gariepinus), cá trê trắng (Clarias batrachus), cá trê lai (Clarias gariepinus x Clarias macrocephalus). Trong đó, cá trê vàng là loài cá có giá trị kinh tế cao, được người dân ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của các loài cá trê khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu trên cá trê phi, trê lai. Cá trê vàng hiện có rất ít nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn chủ yếu sử dụng
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên