Các hệ thống thoát nước phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững quản lý nước mưa gần hơn với nguồn phát sinh của nó, thường là trên hoặc gần mặt đất. Ưu điểm chính của các hệ thống này là khả năng hạn chế dòng chảy và do đó góp phần quản lý rủi ro lũ lụt, khả năng xử lý một phần nước mưa trước khi xả ra môi trường và cơ hội mang lại sự tiện lợi cũng như sự đa dạng sinh học địa phương. Quản lý nước mưa sử dụng các hệ thống không có đường ống là cách tiếp cận thoát nước tại các khu vực phát triển theo một cách tự nhiên hơn. Cách tiếp cận này đã được đặt những cái tên khác nhau ở nhiều quốc gia như Thực hành Quản lý Tốt nhất (BMP) hay Biện pháp Kiểm soát Nước mưa (SCM) ở Hoa Kỳ, Thiết kế Đô thị Nhạy cảm với Nước (WSUD) ở Australia, hay Thành phố bọt biển (Sponge City) tại Trung Quốc, Hệ thống Thoát nước Đô thị Bền vững (SUDS) ở Anh. Bài báo này giới thiệu một cách tổng quan về Hệ thống Thoát nước Đô thị Bền vững (SUDS) cũng như các công trình được sử dụng trong hệ thống này để phục vụ cho mục đích thoát nước và giảm ngập đô thị một cách bền vững. Hiện nay các hệ thống loại này đã được triển khai thí điểm tại nhiều địa phương của Việt Nam và đem lại một số hiệu quả nhất định.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên