Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm độc lực cao type A/H5 (H5 highly pathogenic avian influenza viruses, H5 HPAIVs) và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng trên đàn gia cầm tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2019–2020. Nghiên cứu được tiến hành thông qua kết quả điều tra hồi cứu về tình hình chăn nuôi, số liệu giám sát cúm gia cầm, tiêm phòng và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng trên đàn gia cầm của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian khảo sát được cung cấp từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phát hiện H5 HPAIVs ở các mẫu khảo sát (bao gồm gà, vịt và mẫu môi trường) trong năm 2020 là 13,70% (43/312) cao hơn tỷ lệ năm 2019 là 7,00% (18/228). Trong ba loại mẫu thu thập đều phát hiện dương tính với H5 HPAIVs, trong đó mẫu vịt có tỷ lệ phát hiện cao nhất lần lượt là 83,33% (15/18) năm 2019 và 69,77% (30/43) năm 2020. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự đồng lưu hành của các HPAIVs thuộc subtype H5N1 và H5Nx trên đàn gia cầm tại tỉnh Đồng Tháp và có sự thay đổi về tỷ lệ lưu hành giữa các subtype này qua các năm. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 trên gà và vịt trong giai đoạn 2019–2020 không có sự khác biệt lớn, tuy nhiên tỷ lệ gia cầm chưa được tiêm phòng chiếm tỷ lệ khá cao ở một số địa phương như thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung. Trong đó, tình hình tiêm phòng trên gà chiếm tỷ lệ khá thấp (
Từ khóa: Cúm gia cầm, Đồng Tháp, lưu hành, tỷ lệ bảo hộ, type A/H5, virus
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên