Thí nghiệm ủ đất được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của lớp áo nanocarbon trên viên phân urea hạt đục Cà Mau (CRF-urea) đến khả năng hòa tan, phóng thích và chuyển hóa urea (hoạt động thủy phân urea và nitrate hóa) trong điều kiện thoáng khí của đất trồng hoa màu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm trong phòng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lặp lại cho 3 nghiệm thức: (1) đối chứng: đất phù sa; (2) đất + urea Cà Mau, (3) đất + urea áo nanocarbon (CRF-urea). Thời điểm thu mẫu đất kết thúc quá trình ủ cho phân tích các chỉ tiêu đánh giá động thái (urea, NH4+, NO3-) là 0, 1, 2, 3, 5, 7, 14 và 28 ngày sau khi ủ. Kết quả cho thấy phân áo nanocarbon (CRF-urea) rất có hiệu quả làm giảm hàm lượng urea khuếch tán vào đất trong vòng 7 ngày sau khi vùi, thấp hơn 1,3 - 7,4 lần so với urea Cà Mau. Tỷ lệ nhả N của phân CRF-urea thấp hơn 2,0 - 2,5 lần so với phân urea không áo. Phân CRF-urea cũng làm chậm sự thủy phân urea tạo NH4 + trong vòng 0 - 14 ngày sau khi bón và giúp kéo dài động thái chuyển hóa NH4+thành NO3- trong đất qua đó giúp duy trì dưỡng chất NH4+ trong đất tốt hơn. Kết quả này cho thấy có thể sử dụng nanocarbon làm vật liệu áo cho sản xuất urea chậm tan.
Tạp chí: Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị trong dạy học trực tuyến ở Trường đại học Cần Thơ hiện nay
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên