Cỏ gấu (Cyperus rotundus L.) còn gọi là cỏ cú, là thực vật hoang dại phân bố rộng khắp từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng gây độc của dịch chiết từ cỏ gấu trên mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy trong thành phần dịch chiết của cỏ gấu có chứa các nhóm hợp chất alkaloid, flavonoid, saponin, phenolic, tanin, terpenoid, cardiac glycoside và steroid triterpenoid. Hàm lượng polyphenol và flavonoid tổng được xác định lần lượt là 93,8 ± 0,46 mg GAE/g cao chiết và 198 ± 3,32 mg QE/g cao chiết. Cao chiết cỏ gấu thể hiện khả năng gây độc cao đối với ấu trùng ruồi giấm tuổi 2 với giá trị nồng độ gây chết 50% (LC50 = 132 mg/mL). Bên cạnh đó, dịch chiết cỏ gấu còn gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ruồi giấm. Thành phần dự trữ năng lượng như carbohydrate, protein và lipid của ruồi trưởng thành giảm lần lượt 55,74%; 41,72% và 60,31%, các enzyme thuộc nhóm esterase (AchE, α-carboxyl và β-carboxyl) và phosphatase (AcP và AkP) bị ức chế hoạt động khi ruồi giấm được cho ăn thức ăn có bổ sung cao chiết cỏ gấu. Những kết quả này góp phần chứng minh độc tính của chiết xuất từ C. rotundus cũng như tiềm năng sử dụng trong việc phòng trừ và quản lý dịch hại côn trùng.
Tạp chí: Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn lý luận chính trị trong dạy học trực tuyến ở Trường đại học Cần Thơ hiện nay
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên