Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tiềm năng phát triển mỹ thuật đô thị tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Qua sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp trong và ngoài nước có liên quan; Phân tích SWOT nhằm đánh giá điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức; Dựa trên các kết quả đánh giá đề xuất chiến lược/giải pháp phát triển mỹ thuật đô thị. Nghiên cứu đã xác định mỹ thuật đô thị các tiềm năng phát triển tại ĐBSCL bởi đây là phương pháp hiệu quả trong phát triển đô thị mới và cải tạo đô thị cũ; Mang lại nhiều lợi ít cho phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa; khả năng tận dụng tiềm năng đa dạng về loại hình và đặc trưng riêng của từng đô thị tại ĐBSCL. Tuy nhiên, phát triển mỹ thuật đô thị tại ĐBSCL đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như: Quá trình kiểm soát, quản lý các công trình gặp nhiều khó khăn; Thiếu nguồn nhân lực; Quy mô và loại hình còn nhỏ lẻ; bị ảnh nhiều bởi nhiều yếu tố tự nhiên như: thời tiết, biến đổi khí hậu, v.v; Đối mặt với “xâm thực” của kiến trúc ngoại lai, kiến trúc quá xa lạ với vùng ĐBSCL. Nghiên cứu cũng đã đưa ra được các chiến lược/giải pháp phù hợp dựa trên kết quả phân tích SWOT và đề xuất của chuyên gia
Tạp chí: Hội nghị khoa học toàn quốc Địa chất công trình - Địa kỹ thuật và Xây dựng phục vụ phát triển bền vững khu vực Miền Trung và Tây Nguyên (ACEA-VIETGEO 2021)
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên