Nếu cần chỉ ra biểu hiện sinh động của tính cao nhã vả tính quy phạm trong văn học cổ trung đại Việt Nam thì ước lệ nên là một torng những vấn đề cần được chú ý xem xét. Đó là các công thức miêu tả, biểu hiện và các hình ảnh có hàm nghĩa mang tính quy ước được sử dụng phổ biến trong sáng tác đến mức chúng trở thành các khuôn mẫu mang dấu ấn đặc trưng của một thời đại văn học. Sự sinh động, phong phú của các hình ảnh ước lệ cũng như việc vận dụng bút pháp ước lệ trong thực tiễn sáng tác văn học cổ Việt Nam và Trung Hoa là cơ sở để đặt ra những vấn đề cần được khảo sát, lý giải như: các hình ảnh ước lệ đã được hình thành như thế nào trong tiến trình văn học? Tại sao các thi nhận trung đại chỉ chú trọng đến việc sử dụng lặp lại những hình ảnh có nghĩa mang tính quy ước hay những công thức mei6u tả quen thuộc? Sức hấp dẫn, gái trị nghệ thuật của những hình ảnh ước lệ nằm ở đâu? Vai trò sáng tạo của nhà văn được thể hiện như thế nào khi sử dụng bút pháp ước lệ?
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên