Chọn giống lúa chống chịu mặn là giải pháp rất cần thiết trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Nghiên cứu tiến hành đánh giá khả năng chịu mặn của các dòng lúa ở giai đoạn mạ trong dung dịch dinh dưỡng. Đánh giá năng suất thực thu và phẩm chất hạt của 15 dòng lúa thơm triển vọng được thực hiện vụ Đông Xuân 2020 - 2021 tại tỉnh Cà Mau. Kết quả đã xác định được các dòng lúa CMT2, CMT3, CMT5, CMT6, CMT7, CMT10, CMT11, CMT12, CMT13, CMT14 có khả năng chống chịu mặn tương đương giống Pokkali. Nghiên cứu đã xác định được bốn dòng CMT2, CMT7, CMT10 và CMT15 có khả năng chịu mặn trung bình (cấp 5), năng suất cao (6,9 - 7,3 tấn/ha), hàm lượng amylose thấp (17,9 - 18,0%) và có mùi thơm. Các dòng lúa triển vọng này có thể tiếp tục thử nghiệm tại các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên