Sử dụng biochar được xem là một giải pháp mới có nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng để giảm phát thải khí nhà kính,, giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu từ hoạt động trồng lúa. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh ảnh hưởng của bổ sung biochar tre và biochar trấu vào đất phù sa trong điều kiện ngập nước đến sự phát thải CH4 và N2O. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong điều kiện đất duy trì ẩm độ 90%, gồm 7 nghiệm thức với 2 loại biochar: (i) biochar tre (BB) và (ii) biochar trấu (RB), 3 tỉ lệ là 0,2%, 0,5% và 1% và đối chứng (NTĐC, không bổ sung biochar). Kết quả cho thấy CH4 là khí phát thải chính và khí N2O phát thải không đáng kể. Bổ sung BB tỉ lệ 0,2%, 0,5% và 1% vào đất làm giảm tổng lượng khí CH4 lần lượt là 19,10%; 27,74% và 25,65% so với nghiệm thức đối chứng. Tương tự, bổ sung RB với tỉ lệ 0,2%, 0,5% và 1% có tổng lượng CH4 phát thải thấp hơn lần lượt 35,29%; 29,53% và 38,54% so với NTĐC. Tổng lượng phát thải GHG (CO2eq) các nghiệm thức bổ sung BB thấp hơn 19,15-27,71% và RB là 29,56-38,49% so với NTĐC. Bổ sung biochar trấu và biochar tre có tác dụng trong việc cắt giảm lượng CH4, N2O sinh ra, trong đó với tỉ lệ 1% bichar trấu cho hiệu quả giảm phát thải tốt nhất trong thí nghiệm. Từ khóa: đất phù sa; biochar tre; phát thải CH4; biochar trấu; phát thải N2O
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên