Nước dưới đất là một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng của hầu hết các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nước mặt đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng. Các tác động của đô thị hóa, gia tăng dân số, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, biến đổi khí hậu... đang làm suy giảm nguồn tài nguyên nước dưới đất về số lượng, chất lượng và động thái.
Nằm ở vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long, thị xã Vĩnh Châu khai thác nước dưới đất làm nguồn nước cấp chính cho các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và cả nuôi trồng thủy sản. Mật độ công trình khai thác nước dưới đất ở Vĩnh Châu rất cao khoảng 12.257 giếng, mật độ 26 giếng/km2. Với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, các khu công nghiệp xây dựng ngày càng nhiều, chế độ khí tương thủy văn cũng như quá trình xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn biến phức tạp làm cho chất lượng và mực nước dưới đất tại Vĩnh Châu có xu hướng hạ thấp trong những năm trở lại đây. Do đó, nghiên cứu xây dựng kịch bản về trữ lượng nước dưới đất bằng mô hình iMOD và đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho thị xã Vĩnh Châu là rất cần thiết.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên