Phân tích mức độ tổn thương xã hội do xâm nhập mặn đối với hộ sản xuất lúa trong mô hình sản xuất lúa và lúa-tôm nhằm giảm thiểu sự tổn thương, tăng khả năng thích nghi đối với xâm nhập mặn của các hộ sản xuất lúa ở tỉnh Kiên Giang. Qua khảo sát 152 hộ sản xuất lúa tại 6 huyện ở các khu vực khác nhau bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, chỉ số tổn thương xã hội được tính toán dựa theo bảng câu hỏi liên quan đến ba chỉ số thành phần gồm tổn thất tiềm năng, khả năng chống chịu và khả năng thích nghi. Kết quả phân tích cho thấy mức độ tổn thương xã hội, khả năng thích nghi ở mức trung bình cao và có sự khác biệt giữa các huyện và khu vực, yếu tố về giới tính của chủ hộ và mô hình sản xuất có ảnh hưởng đến mức tổn thương xã hội của người sản xuất lúa, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm giảm tổn thất tiềm năng, tăng cường khả năng chống chịu và khả năng thích nghi của cộng đồng và người dân đối với xâm nhập mặn.
Từ khóa: Các hộ sản xuất lúa, chỉ số tổn thương xã hội, khả năng thích nghi, xâm nhập mặn
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên