Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được vi khuẩn cố định đạm vùng rễ cây đinh lăng. Mười ba mẫu rễ đinh lăng thu thập tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được sử dụng để phân lập vi khuẩn cố định đạm trên môi trường Burk’s không đạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng đạm tổng số trong đất được đánh giá ở mức thấp. Phân lập được 30 dòng vi khuẩn cố định đạm, trong đó hai dòng vi khuẩn CL07L4 và CL09L4 có hàm lượng đạm cao nhất lần lượt là 50,5 và 52,8 mg NH4+ L-1. Bên cạnh đó, hai dòng vi khuẩn này được xác định khả năng hòa tan lân (4,85 và 21,1 mg L-1) và tổng hợp IAA (0,43 và 0,50 mg L-1), theo cùng thứ tự. Ngoài ra, dòng vi khuẩn AC10L4 có khả năng hòa tan lân cao nhất, với 23,2 mg L-1 và dòng vi khuẩn CL08L2 có khả năng cung cấp IAA cao nhất, với 0,99 mg L-1. Hai dòng vi khuẩn được định danh dựa trên kỹ thuật 16S rDNA là Bacillus subtilis CL07L4 và Bacillus subtilis CL09L4.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên