Mục tiêu của nghiên cứu (i) xác định hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh chứa nấm Trichoderma spp. và chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng và năng suất quýt đường, (ii) đánh giá hiệu quả của nấm Trichoderma spp.trong giảm thiểu bệnh vàng lá thối rễ trên cây quýt đường. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm tám nghiệm thức, với ba lần lặp lại tại xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Trong đó, nghiệm thức (i) bón phân theo nông dân, (ii) chế phẩm sinh học, (iii) bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp xử lý vôi mỗi tháng, (iv) bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp tưới năm dòng nấm Trichoderma spp. dạng dung dịch đối kháng nấm Fusarium spp., (v) bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp xử lý vôi mỗi tháng và tưới 5 dòng nấm Trichoderma spp. dạng dung dịch đối kháng nấm Fusarium spp. (vi) nghiệm thức iv và chế phẩm vi sinhPNSB, (vii) nghiệm thức vi, chế phẩm vi sinhPNSB và giảm 25% N, P, và (viii) nghiệm thức vi, chế phẩm vi sinhPNSB và giảm 50% N, P. Kết quả cho thấy bón phân hữu cơ vi sinh có chứa nấm T. harziamum T-HG2Fa, T.asperellum T-HG4Ga phân hủy cellulose đã cải thiện đường kính cây, số trái trên cây và năng suất quýt đường. Ngoài ra, bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp bón vôi và chế phẩm vi sinh chứa các dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 tăng năng suất quýt đường 96,4-152,1% so với bón phân theo nông dân. Bổ sung nấm Trichoderma spp. T-AG5Ab, T- AG5Da, T- AG5Ab, T- AG6Cb và T- AG6Cc có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp. giúp giảm số nhánh bệnh, với số nhánh bệnh 45-65 nhánh so với 84 nhánh và số rễ cấp bốn bị bệnh giảm đến 38,0%.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên