Nhằm đánh giá hiệu quả của bón phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát (NPK-CRF), urea humate và kali humate trên độ phì nhiêu đất và năng suất lúa thâm canh, thí nghiệm On-Farm Trials được thực hiện trên nền đất phù sa không bồi với hai mô hình tương ứng với hai kỹ thuật canh tác: (i) Bón phân truyền thống, áp dụng phân thông thường với công thức 2,2N - 82,8P2O5 - 22,8K2O kg/ha; (ii) Bón phân thế hệ mới (NPK-CRF, urea humate và kali humate) với công thức 50,1N - 39,9P2O5 - 30,0K2O. Mỗi mô hình được lặp lại 3 lần tương ứng với 3 nông hộ, diện tích mỗi nông hộ là 1000m2, canh tác liên tiếp qua ba vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy: Bón phân thế hệ mới (NPK-CRF, urea-humate và K-humate) trên nền đất phù sa thâm canh lúa cải tiến giúp nâng cao ý nghĩa thành phần năng suất và năng suất lúa Đông Xuân (6,92 tấn/ha), Hè Thu (5,94 tấn/ha) và Thu Đông (6,15 tấn/ha), cao khác biệt so với ruộng của nông dân. Bón kết hợp phân NPK-CRF, urea-humate và K-humate cho lúa trong vụ Hè Thu và Thu Đông làm giảm ý nghĩa hàm lượng acid tổng, Al3+ trao đổi trong đất, cải thiện độ phì đất về pH, dưỡng chất N, P hữu dụng, chất hữu cơ (%C). Chưa có sự khác biệt về đặc tính vật lý đất qua 3 vụ canh tác.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên