Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến hô hấp đất, hoạt tính enzyme và vi khuẩn trong đất. Thí nghiệm được tiến hành trên bình nhựa chứa 1.0 kg đất và ủ ở 300C. Độ mặn đất được kiểm soát bằng cách bổ sung NaCl và đánh giá qua độ dẫn điện (Electrical conductivity: EC) đất. Thí nghiệm có 5 mức độ mặn với EC: 0,33; 0,60; 1,63; 2,68;7,84 mS/cm và một đối chứng EC: 0,007 mS/cm. Kết quả cho thấy hô hấp đất ổn định trong 3 ngày đầu nhưng tỷ lệ khí CO2 sinh ra trong bình có EC 7,84 mS/cm giảm 17,8-24,5% so với bình đối chứng và giảm nhanh ở những ngày tiếp theo. Hoạt tính enzyme đất giảm dần khi EC đất tăng, từ 20,2 μg/g xuống 4,13 μg/g đất. Mật độ tổng vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí cũng giảm 2 log đơn vị khi tăng EC từ 0,07 mS/cm đến 7,68 mS/cm. Như vậy, sự tăng độ mặn đất gây ảnh hưởng tiêu cực đến vi sinh vật và do đó tác động đến quá trình khoáng hóa chất hữu cơ ở các vùng nhiễm mặn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên