Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện và kiến nghị giải pháp cải thiện hiệu quả xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý nước thải được đánh giá thông qua các chỉ số lưu lượng, nhiệt độ, độ dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng bay hơi (MLVSS), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh học (BOD), hóa học (COD), sulfate (SO42-), hydrosulfua (H2S), đạm amoni (NH4+-N), đạm nitrite (NO2--N), đạm nitrate (NO3--N), tổng đạm (TN), orthophosphate (PO43--P), tổng lân (TP), coliform và chỉ số thể tích bùn (SVI). Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện có công suất 750 m3/ngày.đêm đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phát sinh trong thời gian hoạt động trong tháng cao điểm (672,3 m3/ngày.đêm). Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra cho thấy các thông số quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế - QCVN 28:2010/BTNMT-Cột B; ngoại trừ NH4+-N vượt quy chuẩn cho phép 2,5 lần. Cần tăng thời gian lưu nước của bể selector và bể SBR lên 2,0 giờ; tăng cường hoàn lưu bùn về bể selector để tăng hiệu quả xử lý NH4+-N.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên