Diễn biến môi trường nước trong các ao nuôi thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC) tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được đánh giá nhằm làm cơ sở giúp cho người nuôi và các nhà quản lý đề ra những giải pháp thích hợp quản lý môi trường ao nuôi được thành công và bền vững. Mẫu nước được thu và đánh giá từ đầu đến cuối vụ nuôi với tần suất thu mẫu 1 tuần/1 lần trong thời gian 12/2020-4/2021. Chất lượng nước trong các ao đều được người nuôi duy trì ở ngưỡng thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và nằm trong quy định của QCVN 02-19:2014/BNNPTNT. Giá trị trung bình trong môi trường nước ao TC và BTC tương ứng: nhiệt độ (27,2 và 27,5°C), pH (8,3 và 8,2), DO (5,5 và 5,0 mg/L), EC (19,1 và 8,2 mS/cm), độ mặn (12,4 và 5,9‰), độ kiềm (227,7 và 160,7 mg CaCO3/L), COD (14,1 và 16,6 mg/L), N-NO2- (2,29 và 0,95 mg/L), N-NO3- (0,15 mg/L), N-NH4+ (1,3 và 0,63 mg/L), P-PO43- (0,19 và 0,11 mg/L), TP (0,61 và 0,75 mg/L) và TKN (3,78 và 3,47 mg/L). Trong đó, chỉ có giá trị EC, độ mặn, độ kiềm, DO và N-NO2- trong ao nuôi thâm canh cao hơn so với ao nuôi bán thâm canh. Việc sử dụng thức ăn hiệu quả tránh tình trạng dư thừa, và sử dụng các loại men vi sinh định kỳ để kiểm soát nồng độ N-NO2- luôn ở mức phù hợp cho tôm nuôi là thực sự cần thiết.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên