Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ dần trở nên thân thuộc với mỗi chúng ta, đặc biệt về thuật ngữ bản quyền. Hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền tác giả khá tinh vi và phổ biến. Pháp luật cũng đặt ra và duy trì nhiều biện pháp bảo vệ dành cho chủ thể quyền. Thế nhưng, vấn đề làm sao để bảo vệ quyền tác giả được hiệu quả luôn được sự quan tâm nhất là trong thời kỳ công nghệ số đã lên ngôi, kết hợp với môi trường mạng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, các Điều ước quốc tế cũng đã nhanh chóng được ký kết để hỗ trợ trong mức độ quốc tế, chung tay vào công cuộc bảo hộ quyền tác giả cùng với các quốc gia thành viên. Trong thời gian tới, pháp luật phải cố gắng điều chỉnh kịp thời các hành vi xâm phạm trong môi trường kỹ thuật số đang diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi. Hiện nay, có nhiều biện pháp bảo vệ quyền tác giả như biện pháp tự bảo vệ từ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chẳng hạn như áp dụng biện pháp công nghệ hoặc các biện pháp xử lý từ các chủ thể có thẩm quyền khi có hành vi xâm phạm xảy ra. Do đó, bài viết này tập trung phân tích và đề xuất những biện pháp khả thi và hiệu quả để bảo vệ quyền tác giả phù hợp với sự đòi hỏi của xu thế hiện nay thông qua việc phân tích pháp luật Việt Nam, so sánh với Hiệp định CPTPP.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên