Trong những năm gần đây, pin nhiên liệu vi khuẩn (MFCs) đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và phát triển. Công nghệ MFC có thể chuyển đổi trực tiếp các các hợp chất hữu cơ thành điện năng thông qua các phản ứng hóa học và sinh học trong quá trình trao đổi chất của các vi sinh vật. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của các loại MFCs hiện nay là năng lượng tạo ra tương đối thấp. Trong MFCs, điện cực anốt đóng một vai trò rất quan trọng, là nơi được gắn kết, cố định các loại vi khuẩn. Việc chế tạo một anốt thích hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu suất và cải thiện khả năng tạo ra năng lượng của MFCs. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều loại vật liệu được quan tâm nghiên cứu nhằm chế tạo anốt thích hợp cho MFCs. Trong bài báo này sẽ tổng hợp và trình bày tóm tắt các loại vật liệu tiềm năng đã được ứng dụng để chế tạo anốt của MFCs, các báo cáo tiêu biểu về việc triển khai công nghệ MFC trong ứng dụng thực tiễn, từ đó thể hiện chính xác giá trị thực tế hiện nay của công nghệ MFC.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên