Đề tài được thực hiện nhằm xác định đặc điểm bệnh lý chủ yếu trên chó nhiễm sán dây D. caninum bằng phương pháp khảo sát các đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể trên chó nhiễm sán dây và xác định hiệu quả của một một số thuốc tẩy trừ được thực hiện từ tháng 06/2018 đến tháng 6/2019. Kết quả như sau: Nghiên cứu bệnh lý ở chó nhiễm sán dây D. caninum thể hiện triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là ngứa cắn hậu môn, thải đốt với tỷ lệ 100%, Trong các triệu chứng phổ biến thường gặp khác như là xù lông, suy nhược chiếm tỷ lệ khá cao 30,00%, triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng là biểu hiện lâm sàng thường thấy của chó nhiễm sán dây chiếm tỷ lệ 26,67%. Các biểu hiện lâm sàng khác như: Bỏ ăn, sụt cân; run rẩy, xiêu vẹo; tiêu chảy nặng, phân có máu lần lượt có tỷ lệ là 16,67%, 8,33%, 3,33%, đồng thời chó bệnh sán dây D. caninum thường xuất hiện bệnh tích phổ biến nhất là xuất huyết cục bộ tại vị trí bám của đầu sán chiếm tỷ lệ 53,33% so với tổng số chó khảo sát, thể viêm ruột cata, xuất tiết chất nhầy vàng hoặc nâu chiếm 16,67% và cuối cùng là thể viêm loét ruột với nhiều nốt sần chiếm 26,67% và niêm mạc ruột xuất huyết, phủ chất nhầy đỏ 3,33%. Bệnh tích vi thể trên hệ tiêu hóa chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum trên chó thực nghiệm thể hiện tổn thương trên niêm mạc ruột, cơ ruột và hạch bạch huyết ruột với dấu hiệu điển hình như đầu cầu lông nhung bong tróc, nhiều bạch cầu hiện diện trên niêm mạc ruột và áo cơ, viêm cơ và áo cơ ruột, viêm sợi huyết trên bề mặt niêm mạc, tăng sinh hạch bạch huyết. Thuốc praziquantel và niclosamide có hiệu quả điều trị rất cao trong điều trị bệnh sán dây trên chó với tỷ lệ sạch sán 100% ở liều 10 mg/kg thể trọng đối với praziquantel và 150 mg/kg thể trọng đối với niclosamide.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên