Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5/2019 thông qua phỏng vấn 105 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo chứng nhận VietGAP tại tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và hiệu quả thực hành chứng nhận trong quản lí dịch bệnh và chất lượng tôm nuôi. Tiêu chuẩn VietGAP được khuyến khích áp dụng từ năm 2013 và ngày càng mở rộng. Nhờ thực hành tốt theo hướng dẫn của VietGAP như xây dựng ao lắng (94%), kiểm dịch tôm giống 100%, mật độ thả nuôi phù hợp (40 con/m2), quản lí nước bằng bộ công cụ (100%), không sử dụng chất cấm nên dịch bệnh được hạn chế (40%), năng suất đạt từ 2,7 đến 5,6 tấn/ha/vụ và lợi nhuận đạt 179 triệu đồng/ha/vụ có bệnh và 324 triệu đồng/ha/vụ không có bệnh. 49% tôm VietGAP được bán trực tiếp cho nhà máy chế biến hoặc mạng lưới của họ, 98% lô hàng xét nghiệm đạt chuẩn xuất khẩu và nhận thêm từ hai đến năm nghìn đồng/kg. Như vậy, tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng trong cải thiện chất lượng tôm xuất khẩu. Tuy nhiên, tỉ lệ số hộ đạt được chứng nhận còn thấp do người dân thiếu động lực kinh tế trực tiếp (giá bán không chênh lệch giữa tôm nuôi thông thường và tôm nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP) và những hỗ trợ về tài chính bên ngoài.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên