Trong bài báo này, phương pháp phần tử chuyển động (Moving Element Method, MEM) lần đầu được áp dụng cho bài toán phân tích ứng xử thủy đàn hồi của tấm mỏng rộng vô hạn nổi trên vùng nước nông chịu tải trọng di chuyển. Phần kết cấu tấm được mô hình sử dụng lý thuyết tấm mỏng của Kirchhoff-Love, trong khi đó lý thuyết sóng nước nông tuyến tính được sử dụng để mô phỏng bài toán thủy động lực học của chất lỏng. Cả hai miền tính toán của kết cấu và chất lỏng được rời rạc hóa đồng thời bằng nhiều “phần tử chuyển động” nằm trong hệ trục tọa độ di chuyển cùng với tải trọng. Thông qua đó, mô hình lý thuyết này giúp loại bỏ hoàn toàn việc cập nhập lại vector tải trọng do sự thay đổi vị trí của điểm tiếp xúc so với các phần tử. Hơn nữa phương pháp MEM yêu cầu miền tính toán có kích thước độc lập với quãng đường di chuyển của tải trọng. Kết quả đạt được từ các ví dụ số sẽ được so sánh với kết quả có được từ phương pháp biển đổi Fourier (Fourier Transform Method, FTM) để đánh giá sự chính xác và hiệu quả của phương pháp đề xuất. Đồng thời, ảnh hưởng của độ sâu vùng nước và khoảng cách giữa các trục xe lên hệ số động lực học của chuyển vị và vận tốc tới hạn được khảo sát chi tiết.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên