Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các điều kiện tối ưu trong sản xuất ethanol sinh học từ bã mía sử dụng nấm men chịu nhiệt có hoạt tính lên men cao. Điều kiện thủy phân bã mía được thực hiện bằng cách sử dụng H2SO4 ở các nồng độ 0,25; 0,5; 0,75; 1,0; 1,25; 1,5; 1,75% v/v và được xử lý ở nhiệt độ 90, 100, 110, 115 và 120oC, thời gian 10, 15, 20, 25 và 30 phút. Dịch thủy phân được sử dụng để đánh giá khả năng lên men ethanol ở 40oC với 10 chủng nấm men chịu nhiệt, gồm 6 chủng Pichia kudriavzevii và 4 chủng Saccharomyces cerevisiae. Đánh giá các yếu tố tác động của các yếu tố dinh dưỡng, pH và mật số tiếp giống chủng ban đầu đến quá trình lên men ở 40oC được bố trí theo Plackett-Burman Design (PBD) và tối ưu hóa bằng phương pháp đáp ứng bề mặt theo bố trí Central Composite Design (CCD). Kết quả cho thấy điều kiện thích hợpcho quá trình thủy phân được xác định với H2SO4 ở nồng độ 0,75% (v/v) và xử lý ở 120oC và 20 phút, điều kiện tối ưu cho quá trình lên men sử dụng chủng P. kudriavzevii CT5.3 được xác định với hàm lượng NH4NO3 là 0,38 g/L, MgSO4.7H2Olà 0,64 g/L, KH2PO4 là 1,06 g/L và mật số giống chủng 3,73 x 106 tb/mL, hàm lượng ethanol đạt 45,8 g/L.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên