Việc sử dụng nấm men chịu nhiệt trong sản xuất ethanol là một hướng đi có tiềm năng lớn với các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Trong nghiên cứu này, 23 dòng nấm men được thử khả năng lên men ethanol từ dịch ép mía ở 37°C và 40°C. Tối ưu hóa điều kiện lên men được thực hiện với mật số giống chủng (105, 106 và 107 tế bào/mL), hàm lượng đường ban đầu (150, 200 và 250 g/L) và thời gian lên men (5, 6 và 7 ngày). Kết quả thử nghiệm lên men ở 37°C đã tuyển chọn được 10 chủng nấm men với hàm lượng ethanol sinh ra trong khoảng 10,03-10,57% (v/v), trong đó chủng Y8 có hiệu suất lên men cao nhất, đạt 92,62%. Kết quả thử nghiệm lên men ở 40°C với chủng Y8 cho thấy hàm lượng ethanol sinh ra và hiệu suất lên men cao nhất lần lượt là 5,74% (v/v) và 71,47%. Kết quả định danh xác định chủng Y8, Y31, Y32, Y33, Y34, Y35 và Y42 là Saccharomyces cerevisiae, chủng Y39 là Candida tropicalis, chủng YVN7 là C. glabrata và chủng YVN12 là Torulaspora globosa. Điều kiện thích hợp cho chủng S. cerevisiae Y8 lên men ethanol từ dịch ép mía ở 37°C là nồng độ giống 107 tế bào/mL, hàm lượng đường ban đầu 248,2 g/L và thời gian lên men 6 ngày.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên