Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nhân tố (1) lưu lượng nước nạp (7 và 14 L/phút), (2) thực vật (có cỏ Mồm mỡ và không (ĐC)) và (3) sục khí (có và không sục khí), mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Chất lượng nước đầu vào và đầu ra của hệ thống đất ngập nước chảy mặt được khảo sát ở các thời điểm 14, 28 và 42 ngày. Kết quả cho thấy, các hệ thống không SK kết hợp cỏ Mồm mỡ với lưu lượng nạp nước 7 L/phút có hiệu suất xử lý cao hơn nghiệm thức ĐC. Sục khí hỗ trợ cho quá trình nitrate hóa và xử lý TSS và COD, tuy nhiên hầu như không ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý NH4-N, TN, PO4-P và TP. Hiệu suất xử lý TSS, COD, NH4-N, TN, PO4-P và TP lần lượt là 49,0-63,5, 30,8-48,5, 91,9-96,6, 38,9-40,7, 14,0-20,3 và 11,7-14,9%. Nước thải đầu ra của các hệ thống có thực vật có NH4-N đạt cột A1, TSS đạt cột A2 và COD đạt chuẩn B1 và QCVN 08-2015. Cỏ Mồm mỡ sinh trưởng và phát triển tốt trong hệ thống thí nghiệm với số chồi và sinh khối tăng 4-4,5 và 9-12 lần so với khi bắt đầu thí nghiệm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên