Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá lợi ích của dịch vụ hệ sinh thái rừng tràm và mức độ nhận thức của người dân vùng đệm về giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng mang lại tại vườn quốc gia U Minh Thượng. Nghiên cứu sử dụng ảnh viễn thám Quickbird 2016 và phương pháp phân loại theo hướng đối tượng (Object based Image Analysis (OBIA)) xây dựng bản đồ phân bố hệ sinh thái rừng tại khu vực nghiên cứu, kết hợp phỏng vấn nông hộ để ước tính giá trị dịch vụ hệ sinh thái của mô hình đồng thời phương pháp phân tích thống kê tần số trên phần mềm thống kê R để phân tích khả năng nhận thức về các dịch vụ sinh thái đến từ rừng. Kết quả nghiên cứu đã nhận diện 6 loại mặt phủ gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng hỗn giao, đồng cỏ, đầm lầy và mặt nước với độ chính xác toàn cục 88% (K=0,76). Trong 4 dịch vụ sinh thái, dịch vụ hỗ trợ-điều tiết được đánh giá (thang điểm 10) có ảnh hưởng nhiều nhất đến người dân địa phương với các dịch vụ thành phần được cho điểm từ 6,67 đến 7,54 điểm ngược lại dịch vụ văn hóa không được đánh giá cao với số điểm thấp (4,44 và 4,79 điểm). Bên cạnh đó, người dân quan tâm đến dịch vụ có hại từ rừng như thú dữ tấn công, cháy rừng và dịch bệnh sốt rét.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên