Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu là một tiểu thuyết chứa đựng nhiều yếu tố mới. Với đề tài về chuyện ngoại tình, ghen tuông và trả thù, Lê Hoằng Mưu đã mổ xẻ cái tôi trong một dạng thức mới, được đặt trước những ham muốn nhục cảm và cám dỗ sắc dục. Từ những nội dung hướng về chuyện đời thường, tác phẩm đã gợi ra nhiều suy ngẫm cho vấn đề mang ý nghĩa thời đại, gắn với việc tìm kiếm giải pháp thích hợp cho lối sống, cách sống. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật cũng là nét đặc sắc của tác phẩm. Lê Hoằng Mưu đã thể hiện thành công những giằng co trong nội tâm kẻ háo sắc, si tình nhưng lại ý thức đạo đức và có lòng tự trọng; những mâu thuẫn trong lòng người đàn ông rất si mê nhan sắc người vợ trẻ nhưng cũng rất sĩ diện và quá thương mình.Trong các thập niên đầu thế kỉ XX,những tác phẩm như Người bán ngọc là một nỗ lực đi đầu, mạnh dạn làm ra cái mới, đồng thời chúng cũng cho thấy hiện đại hóa văn học là chặng đường dài, nhiều thách thức.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên