Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại và với các mật độ: 50, 100, 150, 200 con/m2. Ốc được cho ăn 50% thức ăn công nghiệp (18% đạm) kết hợp với 50% thức ăn xanh (lá rau muống), khối lượng, chiều cao và chiều rộng ban đầu của ốc giống là (1,60 g; 20,65 mm và 14,32 mm). Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ sống ở mật độ 50 con/m2 (77,4%) cao hơn (P2 (75,6%), mật độ 150 con/m2 (73,8%) và mật độ 200 con/m2 (68,5%) . Khối lượng, chiều cao và chiều rộng trung bình của ốc nuôi ở mật độ 50 con/m2 (31,09 g; 54,90 mm và 43,38 mm) và mật độ 100 con/m2 (30,65 g; 54,42 mm và 43,14 mm) cao hơn (P2 (30,03 g; 53,61 mm và 42,32 mm) hoặc 200 con/m2 (28,35 g; 53,09 mm và 41,41 mm). Nuôi ốc bươu đồng với mật độ 50 con/m2 có hệ số thức ăn thấp nhất (2,62), kế tiếp là 100 con/m2 (2,80) và khác biệt (P2 (3,04) hoặc 200 con/m2 (3,45). Ốc được nuôi với 50 con/m2 cho lợi nhuận cao nhất (19.535 đồng/m2), kế tiếp là 100 con/m2 (18.122 đồng/m2) và khác biệt (P150 hay 200 con/m2 (10.487 - 14.280 đồng/m2). Kết quả từ nghiên cứu này sẽ cung cấp những cơ sở thông tin cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển nghề nuôi ốc bươu đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên