Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của các hợp chất chống chịu mặn lên khả năng sinh trưởng và năng suất lúa trên đất nhiễm mặn ở Long Mỹ - Hậu Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Hè thu 2015 và Hè thu 2016, thiết lập theo thể thức thừa số hai nhân tố, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm hợp chất chống chịu mặn (CaO, KNO3, brassinosteroids) và giống lúa (OM5451, IR28) với 4 lần lặp lại trên ruộng nông dân. Kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng các hợp chất chống chịu mặn bao gồm: (i) phun KNO3, (ii) bón CaO kết hợp phun KNO3 và (ii) bón CaO kết hợp phun brassinosteroids làm hạn chế thiệt hại về chiều cao, số chồi lúa, số bông trên mét vuông và số hạt chắc trên bông từ đó làm giảm thiệt hại về năng suất lúa. Biện pháp xử lý CaO kết hợp với phun KNO3 trên đất nhiễm mặn ở Long Mỹ - Hậu Giang cho năng suất lúa (6,52 tấn/ha) cao khác biệt ý nghĩa thống kê so với không xử lý (5,37 tấn/ha). Bón CaO kết hợp phun KNO3 cầnđược khuyến cáo cho trong canh tác lúa trên đất nhiễm mặn ở Long Mỹ - Hậu Giang.
Tạp chí: Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 2016 Đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ - Thành quả, thách thức và định hướng. Đại học Cần Thơ, tháng 7 năm 2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên