Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính chất môi trường nước của các mô hình canh tác đã được khuyến cáo tại Thạnh Phú , Bến Tre. Các mô hình canh tác gồm: Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)trong mương vườn dừa; tôm Càng xanh luân canh với lúa xen tôm Càng xanh; tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius) luân canh với lúa xen tôm Càng xanh; Tôm sú – lúa; tôm Sú trong mùa khô, tôm Thẻ trong mùa mưa; Tôm sú quảng canh. Mười ba mẫu nước thuộc 5 mô hình canh tác trên được thu ở độ sâu 20-30 cm, vào 3 đợt đầu vụ, giữa vụ, cuối vụ nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước các mô hình canh tác có pH, độ mặn thích hợp cho tôm càng xanh nhưng nằm ở ngưỡng thấp đối với tôm thẻ và tôm sú. Độ kiềm, lân hòa tan đều ở ngưỡng thấp,trong khi nhu cầu oxy hóa học(COD) và tổng lượng đạm ammonium (TAN) thích hợp cho tôm càng xanh, tôm thẻ và tôm sú phát triển.Hàm lượng H2S vượt hơn ngưỡng thích hợp để tôm sinh trưởng trong tất cả mô hình. Do đó, cần quan tâm phổ biến các biện pháp kỹ thuật để tạo điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và phát triển các mô hình có nuôi thuỷ sản vùng ven biển của Thạnh Phú, Bến Tre. Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy các mô hình luân canh và xen canh tôm càng xanh, tôm sú với lúa; mô hình xen canh dừa và tôm càng xanh; tôm thẻ thay cho tôm sú vụ hai là các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tạp chí: Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 2016 Đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ - Thành quả, thách thức và định hướng. Đại học Cần Thơ, tháng 7 năm 2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên