Nghiên cứu nhằm xác định khả năng gây bệnh của vi nấm nhiễm trên cá lóc (Channa striata) nuôi thâm canh. Tổng số 242 mẫu cá lóc bệnh được thu tại sáu tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 01 năm 2016. Kết quả phân lập được 207 chủng nấm thuộc 5 giống khác nhau gồm Achlya, Protoachlya, Saprolegnia, Aspergillus và Fusarium. Thí nghiệm cảm nhiễm cá lóc với năm loài thuộc năm giống vi nấm nói trên với mật độ 106 bào tử/L được thực hiện. Tỉ lệ cá chết tích lũy sau 14 ngày cảm nhiễm với các chủng Achlya bisexualis ĐT02.32, Fusarium equiseti TV01.06, Protoachlya sp. CT01.03, Saprolegnia sp. ĐT01.33 và Aspergillus oryzae VL01.01 lần lượt là 83,3%; 50,0%; 16,7%; 13,3% và 6,7%. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) khả năng gây bệnh trên cá lóc của chủng A. bisexualis ĐT0232 và chủng F. equiseti TV0106 cao hơn các chủng vi nấm khác; (ii) nghiên cứu mô bệnh học ghi nhận: nhiều sợi nấm xuất hiện trên vết thương ở da, tế bào biểu mô bị hoại tử. Hiện tượng thoái hóa được ghi nhận ở lớp biểu bì, lớp bì và dưới cơ. Sợi nấm nhiễm vào lớp biểu bì đến cơ với sự xuất hiện của một vài u hạt xung quanh sợi nấm.
Tạp chí: Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 2016 Đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ - Thành quả, thách thức và định hướng. Đại học Cần Thơ, tháng 7 năm 2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên