Sự hiện hành của kháng thể kháng các biến chủng huyết thanh của xoắn khuẩn Leptospira ở chó và chuột tại thành phố Cà Mau được xác định bằng phản ứng vi ngưng kết (MAT) với 24 biến chủng (serogroup/serovar) kháng nguyên Leptospira sống. Kết quả khảo sát cho thấy 50/264 mẫu huyết thanh chó (18,94%) và 37/127 (29,13%) chuột có kháng thể kháng ít nhất 1serovar. Trên chó có 14 serogroup Leptospira khác nhau lưu hành, nhưng ở chuột có tới 15 serogroup. Hai serogroup hiện diện phổ biến nhất trên chuột là: Icterohaemorrhagiae (27,58%) và Canicola (19,67%), và trên chó là Icterohaemorrhagiae (21,31%), và Canicola (14,75%). Tỷ lệ nhiễm ở chó nuôi thả (24,44%) cao hơn chó nuôi nhốt (13,18%). Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên chó và chuột ở vùng nước mặn thấp hơn vùng nước ngọt. Có 41/50 (82%) chó nhiễm 1 serogroup và 9/50 (18%) chó nhiễm nhiều serogroup. 26/37 (70,27%)chuột nhiễm 1 serogroup và 11/37 (29,73%) nhiễm nhiều serogroup. Kết quả khảo sát của chúng tôi đã chứng minh sự lưu hành cao của leptospirosis ở chó và chuột tại địa bàn tỉnh Cà Mau và cảnh báo vai trò lưu giữ Leptospira ở hai loài động vật này, có thể lây truyền sang người và loài động vật khác trong khu vực.
Tạp chí: Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 2016 Đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ - Thành quả, thách thức và định hướng. Đại học Cần Thơ, tháng 7 năm 2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên