Artemia Vĩnh Châu là sản phẩm đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, là sản phẩm có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh cao về giá và chất lượng so với Artemia trên thế giới. Tuy nhiên, trong sản xuất và tiêu thụ Artemia Vĩnh Châu còn rất nhiều hạn chế liên quan đến nhận thức của tác nhân tham gia chuỗi, liên kết sản xuất và tiêu thụ cũng như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp để tăng số lượng và chất lượng ngành hàng quan trọng này. Nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ Eschborn (2007), nâng cao thị trường cho người nghèo (M4P, 2008) và sự tham gia của các tác nhân tham gia chuỗi. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm (1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Artemia Vĩnh Châu, (2) Vẽ và mô tả sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm Artemia, (3) Phân tích kinh tế chuỗi, (4) Phân tích SWOT và lợi thế cạnh tranh và (5) đề xuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm Artemia nhằm giúp các nhà hỗ trợ các cấp có đủ cơ sở xây dựng các chính sách và giải pháp phù hợp hơn để tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên