Nghiên cứu khả năng sử dụng rong bún (Enteromorpha spp.) làm thức ăn cho cá rô phi (Oreochromis niloticus) được thực hiện gồm 7 nghiệm thức với ba lần lặp lại. Rong bún tươi và khô được sử dụng làm nguồn thức ăn thay thế thức ăn viên với phương thức cho ăn luân phiên. Mỗi ngày cá được cho ăn hoặc là thức ăn viên hoặc là rong bún: (1) thức ăn viên mỗi ngày là nghiệm thức đối chứng; (2) và (3) rong bún tươi hoặc rong bún khô mỗi ngày; và 2 chế độ cho ăn luân phiên gồm (4) và (5) 1 ngày thức ăn viên và 1 ngày rong bún tươi hoặc khô; (6) và (7) 1 ngày thức ăn thức ăn viên và 2 ngày rong bún tươi hoặc khô. Cá có khối lượng trung bình là 3,04 g được nuôi trong bể composite 120 L, ở độ mặn 5? với mật độ 30 con/bể. Sau 6 tuần nuôi, tỷ lệ sống của cá thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức thức ăn, dao động từ 81,0 đến 85,7%. Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn xen kẽ 1 ngày thức ăn và 1 ngày rong bún tươi hoặc khô khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng. áp dụng cho ăn kết hợp thức ăn viên và rong bún, hệ số tiêu tốn thức ăn của thức ăn viên có thể giảm từ 52,6 đến 61,5%. Thành phần sinh hóa của thịt cá sau khi thí nghiệm gồm hàm lượng protein và phospho không khác nhau giữa các nghiệm thức. ở nghiệm thức đối chứng, hàm lượng lipid, tro và calcium thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác ...
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên