14.928 heo con theo mẹ và sau cai sữa tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ) đã được khảo sát để phát hiện bệnh tiêu chảy do các chủng E. coli, các chủng vi khuẩn được phân lập từ mẫu phân của số lượng heo nêu trên và dùng phản ứng ngưng kết để định týp huyết thanh. Kết quả cho thấy: - Tỷ lệ heo con mắc bệnh tiêu chảy chiếm 20,24% và tỷ lệ vi khuẩn E. coli hiện diện trong phân heo tiêu chảy là 98,32%. Tỷ lệ phân heo con tiêu chảy chứa vi khuẩn E. coli vào mùa mưa (99,49%) cao hơn mùa nắng (96,86%), nhưng tỷ lệ này không khác nhau giữa heo con theo mẹ (98,31%) và heo sau cai sữa (98,32%). E. coli hiện diện trong các mẫu nền chuồng (42,7%) cao hơn so với mẫu nước uống (5,62%) (pE.coli K88 (F4) cao nhất (16,41%), kế đến K99 (F5)(4,27%) và thấp nhất là 987P(F6)(2,56%). Các chủng ETEC mang kháng nguyên F4 ở heo sau cai sữa (19,12%) cao hơn heo con theo mẹ (13,75%) và ngược lại, E.coli F6 hiện diện ở heo con theo mẹ (3,95%) cao hơn heo sau cai sữa (1,15%); tỷ lệ E.coli F5 không khác nhau giữa heo con theo mẹ (4,71%) và heo sau cai sữa (3,82%). Sự phân bố các chủng ETEC F4, F5 và F6 không phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Tỷ lệ hiện diện của E.coli mang 3 kháng nguyên này ở heo nuôi trang trại lần lượt là 15,98%, 4,49% và 2,64% và ở hộ gia đình là 17,51%, 3,70% và 2,36%. - Các chủng E.coli F4 được phân lập từ nền chuồng (23,68%) cao hơn trong nước uống (20%), ngược lại, E.coli F6 trên nền chuồng (2,63%) được phát hiện thấp hơn nhiều so với trong nước uống (20%) và chưa phát hiện thấy F5 trong môi trường. ETEC tồn lưu trên nền chuồng và nước uống có thể là một nguồn lây nhiễm vi khuẩn gây tiêu chảy cho heo con ở ĐBSCL.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên