Công nghệ khí sinh học đã và đang được áp dụng rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống biogas dễ bị rủi ro do lượng phân heo không đủ cung cấp khi có dịch bệnh hoặc thị trường bấp bênh. Đề tài được thực hiện nhằm xác định khả năng sinh khí sinh học từ vật liệu sẵn có tại nông hộ như bèo tai tượng và lục bình để duy trì hoạt động ổn định của túi ủ biogas. Kết quả cho thấy trung bình tổng lượng khí sinh ra ở nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức phân heo phối trộn với bèo tai tượng và nghiệm thức phân heo phối trộn với lục bình khác biệt không có ý nghĩa thống kê với giá trị trung bình lần lượt là 5.764 L±2.082, 3.102 L±766 và 3.358 L±1.293. Khí CH4 dao động ở các nghiệm thức trong khoảng 39 - 50 %; khí CO2 là 34 -39% và khí khác 16 -21%. Trung bình khí CH4, CO2 và các khí khác khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p>0.05). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cho thấy, bèo tai tượng và lục bình là nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất khí sinh học ở ĐBSCL.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên