Đề tài nghiên cứu phương pháp rửa mặn bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm thẻ (Litopenaeus vannamei) nhằm đánh giá biến động hàm lượng một số dinh dưỡng trong bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh và EC đạt ở mức không gây hại cho cây trồng ( mS.cm-1). Xác định hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu bùn đáy ao vào thời điểm 01, 60 và 90 ngày rửa mặn. Lớp bùn có bề dày 10 và 20 cm được rửa mặn với tổng lượng mưa khoảng 822mm. Sau 90 ngày rửa mặn có EC dao động khoảng 3,5 - 4,0 mS.cm-1; trung bình chất hữu cơ khoảng 2,17% ở mức trung bình khá; đạm NH4+ khoảng 13,77 mg/kg và lân dễ tiêu khoảng 7,59 mg/kg còn ở mức khá giàu; hàm lượng Kali tổng khoảng 1,91-2,14%. Bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh sau rửa mặn vẫn còn hàm lượng dinh dưỡng ở mức khá cao, độ mặn dưới ngưỡng gây độc cho cây trồng, có thể tái sử dụng bùn sau rửa mặn để ủ phân hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường nuôi tôm thâm canh.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên