Thông tin chung: Ngày nhận: 20/12/2015 Ngày chấp nhận: 25/07/2016 Title: Youth’s livelihood in the context ofconstructing new rural models in Kien Giang province Từ khóa: Nông thôn mới, Thanh niên, vốn sinh kế Keywords: New rural, youth, livelihoodassets | ABSTRACT Research on livelihoods of youth in the context of building new rural areas was provide information to support policy managers in order to help youth improve sustainable livelihoods in the new situation. The study was conducted by interviewing non - randomly 300 rural youths in three communes of Kien Giang province, and use tools statistical analysis such as descriptive statistics, crosstab, analysis of variance (ANOVA) and multivariate linear regression. The study results showed livelihoods of youth was low, which was not commensurate with the trend of social development, especially in the context of the new rural construction. The theme also pointed out the factors affecting young people's income was the participation and collective economic model, with vocational training, the rice field area, ages and family finances, with agricultural production, youths as young housewife and still in school. The study results also proposed recommendations on vocational training, replication collective economic model to improve livelihoods for youth. TÓM TẮT Nghiên cứu nguồn vốn sinh kế của thanh niên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ nhà quản lý ra chính sách giúp thanh niên nâng cao sinh kế bền vững trong tình hình mới. Đề tài phỏng vấn phi ngẫu nhiên 300 thanh niên tại 3 xã ở tỉnh Kiên Giang và sử dụng các công cụ phân tích thống kê như: thống kê mô tả, crosstab, phân tích phương sai (ANOVA) và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nguồn vốn sinh kế của thanh niên còn thấp, chưa tương xứng với xu thế phát triển của xã hội nhất là trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới. Đề tài còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của thanh niên là sự tham gia và mô hình kinh tế tập thể, có học nghề, diện tích đất ruộng, tuổi và tài chính gia đình, có sản xuất nông nghiệp, thanh niên là nội trợ và thanh niên còn đang đi học. Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị về học nghề, nhân rộng mô hình kinh tế tập thể nhằm nâng cao khả năng sinh kế cho thanh niên. |