Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá diễn biến đường bờ và ổn định bờ sông Hậu đoạn từ tỉnh An Giang đến cửa sông (cửa Định An và Trần Đề). Ảnh Lansat (2000-2023) được thu thập và phân tích bằng phương pháp NDWI và công cụ QGIS và Google Earth Pro để tính tốc độ thay đổi đường bờ sông và đánh giá mức độ sạt lở và hành lang an toàn sông. Song song đó, các số liệu về địa hình, địa chất, thủy văn cũng được thu thập để đánh giá ổn định bờ sông dưới tác động của tải trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ sạt lở trung bình khoảng 3-5 m/năm tại các điểm nóng trên sông Hậu, gây mất đất canh tác và đe dọa nhà cửa của người dân ven sông. Các tỉnh dọc sông Hậu đều có tình trạng vi phạm hành lang an toàn sông, trong đó tỉnh An Giang có mức vi phạm dài nhất, lên tới 37,87km. Ngoài ra, mức độ ổn định bờ sông tại năm vị trí khảo sát qua các tỉnh tương đối thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bảo vệ bờ sông và quản lý đất ven sông (hành lang an toàn) để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và cơ sở hạ tầng ven sông.
Trích dẫn: Trần Văn Tỷ và Huỳnh Văn Hiệp, 2017. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và mối tương quan giữa hạ thấp cao độ mực nước và sụt lún đất: Nghiên cứu tại Trà Vinh và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 128-136.
Trần Văn Tỷ, Đặng Thị Thu Hoài CTU, Huỳnh Vương Thu Minh, 2015. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HẠN HÁN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 226-233
Tạp chí: The 4th International Conference for Environment and Natural Resources: Green Growth, Climate Change and Protection of Endangered Coastal Regions, Hochiminh city, 17-18 June 2014
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên