Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá diễn biến đường bờ biển và hiệu quả giảm sóng của các công trình kè giảm sóng tại bờ biển Tây tỉnh Cà Mau. Ảnh Landsat và ảnh tải về bằng công cụ Google earth (ảnh Google earth) được sử dụng để quan sát diễn biến đường bờ biển. Số liệu sóng phía trước và sau kè được đo đạc và phân tích để đánh giá hiệu quả giảm sóng của các loại kè. Kết quả phân tích ảnh cho thấy diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm nghiêm trọng (khoảng 160 ha) trong 20 năm qua với tốc độ suy giảm là 7,76 và 8,18 ha/năm lần lượt đối với ảnh Landsat và Google earth. Kết quả đo sóng cho thấy hiệu quả giảm chiều cao sóng tương ứng với hmax, 1/10 hmax, 1/3 hmax và htb của kè ly tâm lần lượt là 86%, 83%, 82% và 81%. Tương tự với kè Busadco lần lượt là 79%, 89%, 90% và 90%; kè bán nguyệt lần lượt là 83%, 82%, 81%, và 80%. Hiệu quả giảm năng lượng sóng của cả ba loại kè đều đạt trên 95%. Kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu đo đạc trong một khoảng thời gian ngắn nên chưa thể kết luận về hiệu quả cho toàn bộ các dạng kè này.
Trích dẫn: Trần Văn Tỷ và Huỳnh Văn Hiệp, 2017. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và mối tương quan giữa hạ thấp cao độ mực nước và sụt lún đất: Nghiên cứu tại Trà Vinh và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 128-136.
Trần Văn Tỷ, Đặng Thị Thu Hoài CTU, Huỳnh Vương Thu Minh, 2015. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HẠN HÁN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 226-233
Tạp chí: The 4th International Conference for Environment and Natural Resources: Green Growth, Climate Change and Protection of Endangered Coastal Regions, Hochiminh city, 17-18 June 2014
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên