Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của mô hình thí điểm kè ly tâm tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng từ năm 2021. Quá trình đánh giá bao gồm khảo sát hiện trạng, phỏng vấn các chuyên gia và người dân về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cũng như tác động đến môi trường và xã hội của công trình. Các tài liệu và hồ sơ dự án được thu thập, địa hình quanh kè được đo đạc và độ lún của kè được quan trắc. Kết quả cho thấy độ lún của kè dao động từ 43 mm đến 49 mm tại ba vị trí quan trắc, cho thấy kè ổn định cao sau ba năm vận hành. Đặc biệt, sự nâng cao của mặt đất phía sau kè rất đáng kể, với cao độ lớn nhất là +1.257 mm (MSL) tại vị trí B1 và nhỏ nhất là +983 mm (MSL) tại vị trí B2 so với mốc quốc gia. Việc trồng lại rừng ngập mặn cùng với công trình kè đã cải thiện đáng kể khu vực bờ biển từng bị sạt lở nghiêm trọng. Hiệu quả tích cực về kinh tế - kỹ thuật và tác động môi trường - xã hội của mô hình kè ly tâm thí điểm được các chuyên gia đánh giá cao. Phản hồi từ người dân sống trong khu vực dự án cũng rất tích cực.
Trích dẫn: Trần Văn Tỷ và Huỳnh Văn Hiệp, 2017. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và mối tương quan giữa hạ thấp cao độ mực nước và sụt lún đất: Nghiên cứu tại Trà Vinh và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 128-136.
Trần Văn Tỷ, Đặng Thị Thu Hoài CTU, Huỳnh Vương Thu Minh, 2015. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HẠN HÁN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 226-233
Tạp chí: The 4th International Conference for Environment and Natural Resources: Green Growth, Climate Change and Protection of Endangered Coastal Regions, Hochiminh city, 17-18 June 2014
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên