Scholars proved nature of science (NOS) has made certain contributions to science teaching and learning. Nonetheless, what, how and how much NOS should be integrated in the science curriculum of each country cannot be a benchmark, due to the influence of culture and society. Before employing NOS in a new context, it should be carefully studied. In assessing views of NOS in Vietnam, a developing country with Eastern culture where the NOS is not consider a compulsory learning outcome, there are several issues that researchers and educators should notice to develop an appropriate instrument that can clearly exhibit a NOS view of Vietnamese. They may include: time for the survey; length, content, type, and terms of the questionnaire; Vietnamese epistemology and philosophy; and some other Vietnamese social and cultural aspects. The most important reason for these considerations is that a Vietnamese view of NOS and NOS assessment possibly differs from the Western ideas due to the social and cultural impact. As a result, a Western assessment tool may become less effective in an Eastern context. The suggestions and implications in this study were derived from a prolonged investigation on Vietnamese science teacher educators and student teachers of School of Education, at Can Tho University, a State University in Mekong Delta region, Vietnam.
Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã chứng minh rằng chất của khoa học (Nature of Science) có những đóng góp nhất định cho việc giảng dạy và học tập các môn khoa học. Tuy nhiên, không có một tiêu chuẩn chung trong việc nên lồng ghép những gì, như thế nào, và bao nhiêu khía cạnh của bản chất của khoa học vào chương trình giảng dạy các môn khoa học của mỗi quốc gia do ảnh hưởng của các nền văn hóa xã hội khác nhau. Do đó, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa bản chất của khoa học vào giảng dạy trong một bối cảnh mới. Trong việc tìm hiểu quan điểm về bản chất của khoa học ở Việt Nam, một đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương Đông nơi mà bản chất của khoa học không được xem xét đến như một kết quả học tập bắt buộc, có một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục cần chú ý để phát triển một công cụ đánh giá thích hợp có thể thể hiện quan niệm về bản chất của khoa học của người Việt một cách hiệu quả. Các vấn đề trên có thể bao gồm: thời gian cho một cuộc khảo sát; dung lượng, nội dung, kiểu câu hỏi, và các thuật ngữ trong bản câu hỏi; nhận thức luận và triết học Việt Nam; và một số khía cạnh xã hội và văn hóa tiêu biểu khác của Việt Nam. Lý do quan trọng nhất cho những cân nhắc trên là quan niệm về bản chất của khoa học của người Việt cũng như về việc đánh giá về bản chất của khoa học ở Việt Nam có thể khác biệt so với các nước phương Tây dưới tác động của văn hóa và xã hội. Điều đó có thể dẫn đến việc một công cụ đánh giá phương Tây trở nên kém hiệu quả trong bối cảnh phương Đông. Những ý kiến và đề xuất từ nghiên cứu này đã được rút ra từ một cuộc điều tra kéo dài trên các giảng viên và sinh viên của Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ, trường đại học vùng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Mặc dù tại thời điểm này, không có giải pháp tối ưu cho một số khía cạnh, đặc biệt là những gì liên quan đến truyền thống xã hội và văn hóa của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu có thể chuẩn bị các nghiên cứu của mình tốt hơn dựa trên những kinh nghiệm nêu trên. Ngoài ra, không dễ dàng để giải quyết tất cả các vấn đề cùng một lúc bởi vì chúng được liên kết chặt chẽ với nhau và có thể gây cản trở lẫn nhau. Các nhà nghiên cứu, do đó, cần phải đưa ra quyết định của riêng mình dựa trên mục tiêu cần nghiên cứu.
Đỗ Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2015. Phát triển hiểu biết và kỹ năng về quan sát và suy luận của học sinh trong dạy học Vật lý. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 8-17
Trích dẫn: Đỗ Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2018. Quan điểm về giáo dục STEM từ sinh viên Sư phạm Vật lí Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9C): 94-103.
Tạp chí: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 15 năm thành lập viện nghiên cứu Sư phạm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên