Nghiên cứu điều kiện tiền xử lý và chiết tách collagen từ hỗn hợp da và vảy cá lóc bằng acetic acid được thực hiện nhằm sản xuất collagen đạt chất lượng tốt. Kết quả cho thấy, da cá lóc được xử lý bằng dung dịch NaOH 0,1 M trong 6 giờ cho hiệu quả loại protein phi collagen tốt nhất, hàm lượng protein còn lại 24,5%. Hỗn hợp da và vảy cá lóc được chiết tách collagen bằng 0,6 M acetic acid cho hiệu suất thu hồi collagen đạt 2,090%, màu sắc sáng với giá trị L* là 81,4. Cố định nồng độ 0,6 M acetic acid, ngâm hỗn hợp da và vảy cá lóc trong 3 ngày cho hiệu suất thu hồi collagen cao nhất đạt 3,180% và giá trị L* đạt 83,6. Collagen từ hỗn hợp da và vảy cá lóc hòa tan cực đại ở pH 2 và nồng độ NaCl từ 0,2 - 0,4 M. Dựa vào phổ FTIR cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa số bước sóng trong vùng amide I và vùng amide III, đặc biệt là sự ổn định của cấu trúc xoắn ba, cho thấy collagen có đầy đủ nhóm chức năng của collagen loại I. Hàm lượng imino acid chiếm 22,6% nên collagen có nhiệt độ biến tính lên đến 35,78°C. Từ các kết quả trên cho thấy có thể tận dùng nguồn phụ phẩm da và vảy từ quá trình chế biến cá lóc làm nguồn nguyên liệu để sản xuất collagen, vừa gia tăng giá trị nguồn nguyên liệu và giúp giảm ô nhiễm môi trường do phụ phẩm cá thải ra.
Trích dẫn: Trương Thị Mộng Thu và Lê Thị Minh Thủy, 2020. Nghiên cứu thủy phân protein từ thịt cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng enzyme thương phẩm và ứng dụng chế biến bột nêm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3B): 160-167.
Trương Thị Mộng Thu, Đỗ Thị Thanh Hương, 2014. Sử DụNG DịCH CHIếT Tự NHIÊN Từ THựC VậT TRONG CHế BIếN SảN PHẩM TÔM NOBASHI TẩM BộT Từ TÔM THứ PHẩM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 42-48
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên