Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến chất lượng bột nêm thực phẩm từ thịt cá rô phi. Nghiên cứu bao gồm 3 thí nghiệm: (i) ảnh hưởng của tỷ lệ hỗn hợp enzyme Alcalase và Flavourzyme (AF) so với cơ chất và thời gian thủy phân; (ii) tỷ lệ dịch bắp và dịch đạm thủy phân; và (iii) thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng đến chất lượng sản phẩm. Kết quả cho thấy thịt cá rô phi được thủy phân với tỷ lệ hỗn hợp enzyme AF so với cơ chất là 0,3% trong 20 giờ cho hàm lượng peptide, đạm amin cao nhất lần lượt là 28,4 g/L; 9,22 g/L và đạm amon thấp là 0,257 g/L. Bột nêm thu được có chất lượng cảm quan tốt nhất theo phương pháp cho điểm đạt 19,3; hàm lượng protein là 16,9% và hiệu suất thu hồi cao đạt 37,6%, trong khi độ ẩm thấp là 3,84% khi phối trộn dịch bắp với dịch đạm thủy phân theo tỷ lệ 25% dịch bắp: 40% dịch đạm thủy phân và sấy ở 60°C trong 72 giờ. Bột nêm thành phẩm vẫn đảm bảo chất lượng cảm quan và an toàn vệ sinh thực phẩm ít nhất 4 tuần ở nhiệt độ phòng. Kết quả này mở ra khả năng sản xuất các dòng sản phẩm mới, có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao
Trích dẫn: Trương Thị Mộng Thu và Lê Thị Minh Thủy, 2020. Nghiên cứu thủy phân protein từ thịt cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng enzyme thương phẩm và ứng dụng chế biến bột nêm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3B): 160-167.
Trương Thị Mộng Thu, Đỗ Thị Thanh Hương, 2014. Sử DụNG DịCH CHIếT Tự NHIÊN Từ THựC VậT TRONG CHế BIếN SảN PHẩM TÔM NOBASHI TẩM BộT Từ TÔM THứ PHẩM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 42-48
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên